Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Filled Under:

Gian nan nghề bảo vệ, vệ sĩ

"Đơn điệu, buồn tẻ! Nghề này là vậy, chẳng có gì vui đâu!" - Hiền, vệ sĩ một công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ lớn nhất nhì thành phố, bộc bạch k

Theo anh, làm nghề này, riết rồi những thói quen trong công việc cũng nhiều lúc "bị ứng dụng" một cách rất tự nhiên vào trong cuộc sống đời thường. Đến bất cứ chỗ nào, cặp mắt cũng láo liên để quan sát cách ăn mặc của người này, từng cử chỉ của người nọ. Những hôm không có ca trực, tranh thủ đi chơi với vợ, đến chỗ đông người - như một phản xạ quen thuộc - việc đầu tiên của anh là đảo mắt tìm... chuông báo động, bình chữa cháy, lối thoát hiểm! Vậy đó (dù không hề cố ý), an toàn vẫn là ưu tiên số một. Chuyện vui vẻ tính sau!...
Anh T., nhân viên công ty A, cho biết, đề phòng những trường hợp người cai nghiện đói thuốc "làm ẩu", anh phải theo sát nhất cử nhất động của họ. Đến nỗi, lúc người cai nghiện đi tiểu, anh cũng phải đứng canh bên ngoài toalet! Nhưng giới bảo vệ nhận xét, theo nghề này, "nhẫn" nhất là những người làm việc trong các khách sạn, nhà hàng; còn "liều" nhất là những người làm trong các quán bar, vũ trường, sàn nhảy. Làm nhà hàng phải cực "nhẫn" vì phải chiều lòng hai tầng "thượng đế"; còn làm trong các quán bar, vũ trường, khó tránh những nguy hiểm đến tính mạng!

Có vẻ xương xẩu như thế, nhưng nghề vệ sĩ khá "hút hàng" trong vài năm gần đây. Càng ngày, càng có thêm nhiều doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này ra đời. Theo đó, đông đảo lao động, nhất là giới trẻ, nô nức tham gia. Hầu như các công ty kinh doanh dich vu bao ve  đều có quy trình tuyển dụng người na ná nhau. Trẻ, khỏe, thể hình tốt - đó là điều kiện cần để "đóng" tên mình vào những lớp chiêu sinh vệ sĩ. Qua vòng sơ tuyển, các ứng viên sẽ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp theo một giáo trình riêng. Trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng, các vệ sĩ tương lai sẽ được trang bị một số "vốn" căn bản, từ trình độ võ thuật đến những kiến thức tổng quan về luật (Luật Lao động, Luật Hình sự...) tác phong làm việc (cách viết báo cáo, ghi chép điều tra, thẩm vấn; cách sử dụng các loại máy thông tin; rèn luyện trí nhớ); phương pháp phòng chống trong những trường hợp cụ thể; cách bảo vệ, tự vệ, sơ cấp cứu, phòng cháy, chữa cháy... Thế vẫn chưa ổn đâu. Xong khóa đào tạo, các học viên này sẽ được phân công về các nhà máy, công trường, công ty, xí nghiệp, cao ốc... để thực nghiệm. Qua kỳ sát hạch, trở thành nhân viên chính thức của công ty, lúc ấy, mới được gọi là vệ sĩ - tức là một nhân viên bao ve chuyen nghiep.



Bát nháo chuyện thương trường

Nhiều người đưa giả thuyết, nghề vệ sĩ ở ta hiện nay có gốc gác sâu xa từ hoạt động bảo tiêu bên Trung Quốc. Nếu giả thuyết ấy đúng thì nghề này đã có lịch sử từ mấy ngàn năm rồi! Manh nha từ đời nhà Tống, nghề bảo tiêu phát triển cực thịnh dưới thời Mãn Thanh, ấy là do thời gian này hoạt động giao thương quốc tế được mở rộng hơn nhờ con đường tơ lụa . Nhưng có lẽ, Âu - Mỹ mới là mảnh đất phì nhiêu cho nghề vệ sĩ sinh sôi, nhất là trong khoảng thời gian gần trăm năm trở lại đây. Nhưng còn ở Việt Nam, chỉ từ khi nước ta bắt đầu mở cửa, nghề này mới dần dà trở thành một nhu cầu thực tế và ngày một phát triển như hiện nay.

Lúc trước, thường các cơ quan doanh nghiệp đều chỉ sử dụng "bảo vệ vườn" - tức là lực lượng bảo vệ của chính nội bộ cơ quan, tổ chức ấy. Dần dần, khi nghề vệ sĩ bắt đầu hình thành và bắt nhịp với đời sống hiện đại, lớp bảo vệ "cây nhà lá vườn" mới ngày một ít dần đi. Thay vào đó là xu hướng sử dụng những vệ sĩ chuyên nghiệp của các công ty cung ứng.

Nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp ở Việt Nam khá mới mẻ. Trong giới doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực an ninh dân sự này, Yuki Spe 24, Long Hải, Thăng Long, Sài Gòn Nam Chính Trực trả lương nhân viên tương đối cao. Còn lại tại hầu hết các công ty khác, hiện nay bình quân thu nhập mỗi vệ sĩ chỉ ở ngưỡng 700.000 - 1.000.000 đồng/tháng. Mức thu nhập này chưa hẳn đã cao so với các ngành nghề khác, nhưng khá đông thanh niên tìm việc vẫn hăng hái lao vào. Mỗi người theo đuổi nghề này đều có một lý do riêng nhưng chung quy theo họ đây là một nghề "có sức hấp dẫn đặc biệt".

Nghề kinh doanh dịch vụ an ninh dân sự này hằng năm đem về cho các công ty một khoản doanh thu không thể gọi là nhỏ. Vì thế, thấy người "ăn khoai", kẻ khác cũng "vác mai đi đào". Theo số liệu mới nhất, cả nước hiện có trên 80 công ty, riêng TP.HCM đã có hơn 69 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này.

Nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ là một nghề đặc biệt. Công an là đơn vị cấp phép và quản lý. Tuy nhiên, việc quản lý chủ yếu cũng chỉ quanh quẩn về mặt hình thức, hành chính. Chính trong những cuộc họp với doanh nghiệp, cấp quản lý vẫn thừa nhận đây đó việc quản lý còn có chỗ lỏng lẻo sơ sài. Về đào tạo, trước đây, đa số doanh nghiệp ký kết hợp đồng với các trung tâm, đơn vị chuyên môn - các trường đại học, trung học cảnh sát, an ninh, cảnh sát PCCC, hội chữ thập đỏ... Nhưng thực tế hiện nay, phần lớn quá trình đào tạo đều do các công ty, doanh nghiệp tự đảm nhận. Các doanh nghiệp vừa là tổ chức đào tạo vừa là nhà cung cấp dịch vụ, xét một mặt nào đó thuận lợi cho người lao động. Thế nhưng hình thức độc quyền đó trong nhiều trường hợp đã dẫn đến hành động lừa đảo - một công ty dịch vụ bảo vệ ở quận Tân Phú, TP.HCM mà chúng tôi chưa tiện nêu tên - doanh nghiệp chiêu sinh, đào tạo (dĩ nhiên có thu học phí đàng hoàng) nhưng lại không bố trí việc làm cho người lao động. Chất lượng vệ sĩ còn mơ hồ ở chỗ nhiều doanh nghiệp do chạy theo lợi nhuận đã tiết kiệm hóa, đơn giản hóa quá trình đào tạo. Từ đó nhiều "sản phẩm" xuất xưởng không đạt yêu cầu về mặt nghề nghiệp. Lương thấp, không được đào tạo bài bản, quản lý nghiêm ngặt, không ít nhân viên bảo vệ an ninh đã làm những chuyện khó có thể chấp nhận: thông đồng ăn cắp tài sản của khách hàng, hành hung,, bôi nhọ danh dự, xúc phạm nhân phẩm đồng loại, cư xử theo lối giang hồ làm mất trật tự trị an nơi được phân công công tác...

Bạn đọc hẳn còn nhớ: cách đây không lâu, năm 2002 đã từng xảy ra vụ Xí nghiệp Toyota Đông Sài Gòn (TESC) thuê vệ sĩ cong ty bao ve TL để giải quyết tranh chấp mặt bằng với Công ty TNHH Ô tô Đông Sài Gòn (DOSAGO). Toán vệ sĩ này cùng với cánh bảo vệ nội bộ của TESC đã dùng dùi cui, roi điện phong tỏa khu vực tranh chấp. Cuộc hỗn loạn có sự tham gia của lực lượng bảo vệ chính quy này đã gây ra một dư luận rất xấu trong nhân dân. Mới đây nhất, ngày 14/4/2004, tại khu công nghiệp Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, do giải quyết hiềm khích với nhau, hai nhóm bảo vệ Y.S và T.L "71" đã gây ra một vụ ẩu đả. Theo Thiếu tá Trần Quang Hiệp, Trưởng Công an thị trấn Phú Mỹ, sự vụ xuất phát từ việc ngày 28/3/2004, một nhân viên của Công ty T.L bị bảo vệ của Công ty Y.S bắt làm kiểm điểm vì tình nghi bảo vệ của T. L ăn cắp dầu. Tối 14/4/2004, toán nhân viên của T.L đã bất ngờ kéo lực lượng từ thôn Ngọc Hà qua Quảng Phú (cùng ở thị trấn Phú Mỹ) "viếng" nhà trọ của đám nhân viên Y.S. Một cuộc tập kích bằng mưa đá, gậy gộc diễn ra. Toán bảo vệ T.L xông vào nhà trọ của nhân viên Y.S đập bể cửa kính, lôi 3 nhân viên của Y.S ra hành lang đánh, bắt quỳ xuống xin lỗi. Một cách hành xử chắc chắn hoàn toàn không có trong giáo trình huấn luyện nghề vệ sĩ.

Chắc sẽ có nhiều người bảo: sự việc đó cũng chưa có gì ghê gớm! Nhưng nếu đặt trong bối cảnh nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ đang bộc phát (chưa chắc đã được kiểm soát chặt chẽ!) như hiện nay, trong khi chưa có một quy định nào khả dĩ hướng dẫn cặn kẽ cho các doanh nghiệp hoạt động (ngoài Nghị định 14, 47 của Chính phủ và Thông tư 07 của Bộ Công an), chưa có những chế tài thật nghiêm minh để xử lý những trường hợp vi phạm... cộng với ảo tưởng về một thứ quyền lực mơ hồ có được do tác phong "oai vệ" và công việc đặc biệt của mình tạo ra, một bộ phận vệ sĩ đã hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp như thế. Bên cạch đó, thực tế đã có việc một số doanh nghiệp thành lập nhưng không hoạt động được và tự tiện chuyển giao tư cách pháp nhân cho người khác, cũng như khâu tuyển chọn và quản lý nhân viên của nhiều công ty chưa thật chu đáo, kỹ càng. Giả dụ, nếu có những đối tượng xấu trà trộn, lợi dụng hoạt động làm ảnh hưởng tình hình an ninh trật tự thì sao? Rõ ràng, nếu không kiểm soát được đây sẽ là một lực lượng bảo kê, vô tình có được sự tiếp tay của Nhà nước. Điều đó thật nguy hiểm khôn lường.

Nguyên thủy, nghề vệ sĩ ra đời không chỉ nhằm mục đích kinh doanh. Và dù khá mới mẻ nhưng từ lúc xuất hiện đến nay, nghề vệ sĩ đã góp phần không nhỏ trong phong trào bảo vệ anh ninh, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật khác... Đã có những tấm gương người tốt việc tốt là vệ sĩ - ngăn chặn những vụ móc nối trộm cắp trong các khu chế xuất, truy bắt tội phạm cướp giật, nhặt được của rơi trả người bị mất,... Đặc biệt điển hình như gương nhân viên Công ty Đ.N.A dũng cảm cứu hơn 300 người thoát chết trong vụ cháy ITC. Đó là những hạt nhân tích cực trong phong trào giữ gìn bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội rất đáng khen ngợi. Chắc chắn họ làm việc đó vì không chỉ mình vai u thịt bắp, có dùi cui, nón két, roi điện, bộ đàm...

Ai đó đã nói rằng người vệ sĩ hiện đại cần phải biết cách quên để nhớ nhiều thứ. Nhưng có một thứ họ không thể quên đó là đạo đức và lối hành xử có văn hóa, ít nhất cũng là tối thiểu của một người bình thường. Trong nhiều giáo trình huấn luyện của các công ty vệ sĩ đều có nhắc: "Bạo lực, võ thuật chỉ là phương tiện tự vệ cuối cùng". Bài học thật hay, nhưng không hiểu đặt trong tình trạng nghề kinh doanh bảo vệ còn tranh tối, tranh sáng như hiện nay, liệu nó có hiện diện được suốt mỗi thời khắc trong đời người vệ sĩ?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

© 2013 iPRESS. All rights resevered. Designed by Templateism