Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Thế nào là bảo vệ hiện trường?

Bảo vệ hiện trường là diều vô cùng quan trọng trong điều tra phá án, giúp lực lượng điều tra tìm ra những manh mối quan trọng của vụ án.

Các quy tắc dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của việc bảo vệ hiên trường.


bảo vệ chuyên nghiệp

Quan sát, xác định phạm vi hiện trường cần được bảo vệ:

Phạm vi hiện trường cần được bảo vệ bao gồm: những nơi có thể để lại dấu vết, vật chứng do thủ phạm để lại. Đặc biệt lưu ý đường vào ra của thủ phạm. Phạm vi bảo vệ phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể về vị trí, tính chất, quy mô của vụ việc.

Giữ nguyên trạng hiện trường:

- Không được vào hiện trường trừ khi phải tiến hành các biện pháp khẩn cấp (cấp cứu, chữa cháy, di chuyển,…)
- Không được mang theo đồ dùng cá nhân hoặc bất cứ vật gì vào hiện trường.
- Không được mang bất cứ vật gì ra khỏi hiện trường, trừ việc cứu người hoặc tài sản nhưng phải có biên bản ghi đầy đủ.
- Không thay đổi, sờ hoặc nắm vào các đồ vật trong hiện trường.
- Không ăn uống, hút thuốc trong khu vực hiện trường.
- Khi phải vào hiện trường cần lưu ý: hạn chế số lượng người và vật, phải thật sự cần thiết mới vào. Chỉ bước vào những nơi ít để lại dấu vết và phải đánh dấu những lối đã đi qua.
- Không được sử dụng vòi nước, nhà vệ sinh.
- Không làm vệ sinh như: thu dọn, lau chùi, quét rửa khu vực hiện trường.
- Phải rào chắn đối với hiện trường rộng lớn, phức tạp. Đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ người ra vào.
- Phối hợp với các lực lượng khác để giải quyết việc ùn tắc xe, giải tán đám đông.
- Không bỏ nhiệm vụ đi nơi khác, làm việc khác trong khi bảo vệ hiện trường.
- Giữ gìn trật tự, đảm bảo yên tĩnh cho lực lượng điều tra làm việc.

Bảo vệ dấu vết, vật chứng:

- Bảo vệ dấu vết, vật chứng là nhiệm vụ trọng tâm của bảo vệ hiện trường. Mọi biện pháp được tiến hành trong toàn bộ quá trình bảo vệ hiện trường đều nhằm mục đích bảo vệ các dấu vết, vật chứng tồn tại ở hiện trường, trách mọi tác động hoặc nguy cơ bị phá huỷ.
- Ngoài những biện pháp bảo vệ nguyên vẹn hiện trường như đã nêu trên, cần phải thực hiện một số động tác để bảo vệ dấu vết có nguy cơ bị phá huỷ. Ví dụ: dùng tấm nilông, phên tre, mũ nón,… để rào chắn, che đậy dấu vết.

Lưu ý: tuyệt đối không để vật che đậy tiếp xúc với dấu vết.


- Nếu có thể được thì di chuyển dấu vết tới nơi an toàn (trường hợp cháy nổ,…) nhưng phải đánh dấu vị trí trạng thái của nó. Trường hợp này hết sức hạn chế ( việc thu lượm dấu vết là nhiệm vụ của Công an, còn lực lượng bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ dấu vết giúp cho việc truy xét của Công an ).
- Đối với hiện trường bị xáo trộn ( cấp cứu, cháy,…) vẫn phải bảo vệ hiện trường.
- Phải bảo vệ dấu vết nguồn hơi để sử dụng chó đánh hơi nghiệp vụ.
- Trong trường hợp phạm pháp quả tang thủ phạm đã bị bắt vẫn phải bảo vệ hiện trường để Công an tiến hành khám nghiệm thu thêm dấu vết phục vụ cho việc xác lập chứng cứ.

Ghi nhận những tin tức có liên quan đến vụ việc:


Lực lượng bảo vệ hiện trường là những người có điều kiện quan sát và nắm vững được những tin tức quan trọng của sự việc, vì họ là những người đầu tiên có mặt tại hiện trường.

Những thông tin cần ghi lại để cung cấp cho Công an là:


- Tên, địa chỉ nạn nhân, những ai đưa nạn nhân đi cấp cứu, nơi cấp cứu ở đâu,…
- Tên, địa chỉ của tất cả những người có mặt tại hiện trường trước, trong và sau khi xảy ra sự việc.
- Phải nắm được tình trạng hiện trường trước khi tiến hành các biện pháp khẩn cấp và những thay đổi sau đó.
- Điều kiện thời tiết ( mưa, nắng, gió, nhiệt độ,…) trước, trong và sau khi xảy ra sự việc.
- Thu thập những hiện tượng đáng chú ý có liên quan đến vụ việc, nếu có phải xác định ngay tên tuổi, địa chỉ những người có biểu hiện nghi vấn.

Trường hợp khám nghiệm hiện trường trong nhiều ngày thì việc bảo vệ hiện trường phải liên tục không được đứt quãng. Công việc bảo vệ hiện trường chỉ kết thúc khi có lệnh của Trưởng ban điều tra.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

© 2013 iPRESS. All rights resevered. Designed by Templateism