Quả hồng rất tốt cho việc bảo vệ sức khoẻ và làm đẹp da. Tuy nhiên, có những nguyên tắc cấm kỵ rất nguy hiểm nếu ăn hồng không đúng cách và một số đối tượng tuyệt đối không nên ăn hồng.
Lợi ích của quả hồng
Ngăn ngừa các bệnh tim mạch
Quả hồng chứa nhiều đường, hầu hết là đường glucose và fructose, giúp các mạch máu lưu thông, làm khỏe các cơ tim mà vẫn duy trì được lượng đường máu ở mức bình thường.
Hồng ngừa bệnh ung thư
Vì hồng có hàm lượng beta caroten cao, các hợp chất như sibutol và axit betulinic được nghiên cứu có tác dụng kháng ung thư.
Chống lão hóa: Một nghiên cứu mới tại Nhật Bản đã chứng minh tác dụng chống lão hóa của hồng nhờ nhóm hợp chất proan – thocyanidin có nhiều trong lớp vỏ, giúp bảo vệ tế bào không bị oxy hóa, củng cố thị lực.
Có tác dụng lợi tiểu
Chỉ cần 3 – 4 quả hồng mỗi ngày có thể giúp làm ổn định huyết áp mà không cần dùng thuốc, vì vậy những người bị bệnh cao huyết áp được khuyên nên ăn hồng.
Như một mỹ phẩm làm đẹp da
Hồng không được ăn lúc đói và không nên ăn khi uống rượu
|
Vì chứa nhiều Vitamin C, A, chất sắt giúp da hồng hào và duy trì thành phần đúng của máu, cải thiện sức khỏe làn da và tóc.
Giải rượu và chống say rượu
Tannin trong quả hồng thúc đẩy quá trình tiêu hóa của cơ thể, tăng tốc độ giải rượu, đồng thời Vitamin C phong phú trong hồng có tác dụng bảo vệ gan, làm gan hoạt động hiệu quả hơn. Nếu ăn hai quả hồng sau khi uống rượu, ngày hôm sau chúng ta sẽ không bị đau đầu.
Những nguyên tắc cấm kỵ khi ăn hồng
Không ăn lúc đói
Hồng là một loại trái cây chứa hàm lượng đường rất cao. Trong quả hồng còn có chứa I ốt nên có hiệu quả rất tốt đối với những người mắc chứng tăng năng tuyến giáp trạng. Tuy nhiên, chỉ nên ăn hồng vào lúc no mà không nên ăn vào lúc đói. Vì hồng cũng là loại quả có hàm lượng tanin cao nhất trong các loại trái cây. Tanin rất dễ tan trong nước, có vị chat, dễ vón cục khi gặp axít.
Do đó, nếu ăn hồng lúc bụng đói thì chất tanin trong hồng sẽ kết hợp với axít trong dạ dày tạo thành những chất không tan, gây ra chứng kết khối dạ dày. Khi mắc phải chứng này, thường có biểu hiện của các triệu chứng đau dạ dày như: Buồn nôn, nôn, thậm chí đại tiện ra máu.
Vì những lý do trên mà không nên ăn hồng khi đói và những người mắc chứng dư axít dạ dày, viêm loét dạ dày thì càng không nên ăn quá nhiều hồng.
Không ăn hồng khi uống rượu
Hồng tính hàn, còn rượu vị cay hơi đắng, tính nóng có độc. Các loại rượu khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết đường ruột, tanin trong quả hồng đi vào dạ dày sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông, vừa khó tiêu hóa vừa không thải ra ngoài, lâu dần sẽ gây tắc ruột.
Không ăn hồng cùng lúc với món ăn có cua
Trong Đông y, cua và hồng đều thuộc thực phẩm tính hàn, vì thế không thể ăn cùng nhau. Còn theo góc độ y học hiện đại, cua, cá, tôm giàu protein dưới tác dụng của tanin có trong hồng rất dễ dẫn đến kết tủa, hình thành các sỏi trong dạ dày.
Tiểu đường, không nên ăn trái hồng: Độ đường trái hồng cao 10,8% mà là loại đường có hại (sur – cose, fructose, glucose, tuy glucose rất cần thiết cho tế bào), những người tiểu đường ăn vào sẽ bị tăng đường trong máu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét